Nguyên tắc và cách phòng chống bệnh cho chim cảnh

08/06/2022
Nguyên tắc và cách phòng chống bệnh cho chim cảnh

 

Nguyên tắc và cách phòng và chữa bệnh cho chim cảnh là một trong những kiến thức quan trọng mà bất cứ người nuôi chim cảnh nào cũng cần phải nắm rõ. Biết cách phòng chữa bệnh cho chim cảnh sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc nâng cao chất lượng đời sống cho chim cưng của mình. Đồng thời, giảm thiểu các rủi ro xấu, giảm thiểu chi phí chữa trị cho chim cảnh. Bài viết này chúng tôi sẽ tổng hợp lại các nguyên tắc và cách phòng chữa những bệnh thường gặp ở chim cảnh, ghi chú ngay nhé!

Các nguyên tắc chung trong việc phòng/ chữa bệnh cho chim cảnh

Nuôi chim cảnh mặc dù không cần quá nhiều kỹ thuật, tuy nhiên, việc chăm sóc chúng cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

Về thuốc trị bệnh cho chim

Hầu hết các loại thuốc chữa bệnh cho gia cầm được bán hiện nay trên thị trường đều có thể sử dụng để chữa bệnh cho chim cảnh. Bao gồm:

  • Các loại kháng sinh phổ rộng: Thường dùng để chữa một số bệnh thường gặp ở gà, vịt cũng có thể cân nhắc ứng dụng chữa bệnh cho chim cảnh.

  • Một số loại thuốc đặc trị các bệnh như tụ huyết trùng, bạch hầu,... cũng có thể là lựa chọn tốt để sử dụng cho chim cảnh khi chúng gặp phải loại bệnh tương tự.

  • Các thuốc hỗ trợ khôi phục sức khỏe cho gia cầm, thuốc tăng cường đề kháng cũng có thể cho chim cảnh uống với liều dùng phù hợp.

Các nguyên tắc trong việc phòng chữa bệnh cho chim cảnh

Về điều kiện nuôi

  • Trong điều kiện nuôi kiểng, phương án cho chim uống thuốc thường được các chủ nuôi sử dụng.

  • Trong điều kiện nuôi kinh doanh, nuôi với số lượng nhiều thì cần trang bị đầy đủ kiến thức, dụng cụ y tế cần thiết để có thể chữa trị kịp thời, phòng tránh lây lan bệnh cho những chú chim khỏe mạnh khác.

Nguyên tắc áp dụng 

Trong quá trình chủ nuôi phòng, chữa bệnh cho chim cảnh cần áp dụng các nguyên tắc sau:

  • Thuốc kháng sinh phổ rộng chỉ có khả năng đặc trị một số loại bệnh nhất định. Các loại bệnh khác chủ yếu chỉ có tác dụng phòng ngừa, vì thế cần xem xét kỹ để ứng dụng không nên quá phụ thuộc vào 1 loại thuốc.

  • Lưu ý đến thể trọng của chim cảnh để cân nhắc liều lượng thuốc sử dụng một cách hợp lý, tránh dùng quá liều gây ngộ độc, sốc thuốc cho chim cảnh.

  • Cần theo dõi tình trạng và diễn biến bệnh của chim để có thể đưa ra quyết định có dùng thuốc tiếp hay thay đổi phương pháp điều trị cho chim. Nếu thấy chim có những dấu hiệu phản ứng khác lạ thì nên đưa đi thú y ngay.

  • Trong điều kiện nuôi nhiều, từ 2 chim trở lên, nếu 1 con bị bệnh cần cách ly điều trị ngay tránh lây lan cho chim còn khỏe.

  • Chim chữa bệnh cần không gian yên tĩnh, nên nhốt riêng và trùm áo lồng cho chim được dưỡng bệnh.

Bổ sung kiến thức để phòng trị bệnh đúng cách cho chim cảnh

Các loại bệnh thường gặp ở chim cảnh

Chim cảnh dễ gặp phải nhiều loại bệnh khác nhau. Trong đó, những bệnh thường gặp ở chim cảnh chủ nuôi cần chú ý có thể kể đến như là:

Viêm tuyến nhờn

Tuyến nhờn là nơi tiết ra các dịch nhờn giúp chim có thể vệ sinh, làm mượt lông vũ. Đây cũng là nơi thường dễ bị thương gây nhiễm trùng. Khi viêm tuyến nhờn, chim thường tỏ ra mệt mỏi, lông kém đẹp, rụng lông, biếng ăn. Nặng hơn là sưng tấy tuyến nhờn, tuyến nhờn mưng mủ.

=> Cách chữa trị: 

  • Khử trùng tuyến nhờn bằng cồn iot

  • Dùng kim đã tiệt trùng đâm thủng ủ mưng mủ và bóp sạch mủ, vệ sinh cẩn thận.

  • Bôi bột cồn iot thêm 1 lần sau khi làm xong để đảm bảo vệ sinh.

Các bệnh về chân

Để ngăn chặn, phòng chống các bệnh về chân cho chim cảnh nên chọn loại chuồng nuôi có không gian tốt cho chim hoạt động, bố trí phụ kiện phù hợp để tránh va vướng vào chân chim khi chúng bay nhảy. Chuồng trại cần vệ sinh sạch sẽ, khử trùng định kỳ.

=> Chim bị bệnh về chân có thể dùng thuốc tím 0.1% hoặc dùng nước muối sinh lý để rửa sạch vết thương. Sau đó, bôi cồn iot và các loại thuốc chống nhiễm trùng cho chim.

Chọn lồng phù hợp với chim để tránh các bệnh về chân

Ký sinh trùng

Lống nuôi chim nếu không được vệ sinh tốt chim thường sẽ dễ mắc các bệnh do ký sinh trùng gây ra. Chúng thường tấn công vào mắt, bám vào lông da của chim gây nên nhiều bệnh về da, rụng lông, đau mắt. Biện pháp phòng ngừa tốt nhất là thường xuyên dọn vệ sinh lồng, sát trùng khử khuẩn định kỳ.

Chim bị nhiễm ký sinh trùng có thể chữa bằng cách pha hỗn hợp nước với vài giọt dầu hỏa rắc vào lông. Đồng thời, dùng bột băng phiến 20% xoa nhẹ lên lông chim để diệt ký sinh trùng.

Cảm lạnh và viêm phổi

Đây cũng là một bệnh thường gặp ở chim, xuất hiện vào những lúc thời tiết có sự thay đổi như chuyển sang mùa mưa ẩm ướt, mùa đông khô lạnh,.... Biểu hiện của chim nhiễm lạnh và viêm phổi là lông vũ tả tơi, thở khò khè, chảy nước mũi, run lẩy bẩy,.... 

Để phòng cảm lạnh và viêm phổi cho chim cần đặt lồng chim ở nơi thích hợp, kín gió, hạn chế mưa tạt. Áo lồng cũng là món phụ kiện hỗ trợ tốt việc chắn gió che mưa cho lồng chim. Nếu chim không may bị nhiễm lạnh, bạn cũng có thể sơ cứu nhanh bằng cách sưởi ấm cho chim, thấm dầu lau đi nước mũi. Đồng thời, pha loãng nước đường cùng tetraxilin cho chim uống 2 lần/ngày.

Bệnh dạ dày

Chim cảnh cũng rất dễ mắc phải các bệnh về dạ dày nếu chủ nuôi không xây dựng cho chim chế độ ăn an toàn, lành mạnh. Bệnh có thể phát sinh bởi nguồn thức ăn không đảm bảo, thức ăn ôi thiu, thức ăn không đúng với thể trạng của chim, thức ăn quá khô ít nước dẫn đến viêm dạ dày,....

Cách tốt nhất là bạn nên có kiến thức cơ bản về chế độ dinh dưỡng cho chim. Chọn lựa đúng loại thức ăn dành cho loài chim mà bạn đang nuôi. Bạn có thể liên hệ đến các cửa hàng thú y, cửa hàng chim cảnh để được hỗ trợ tư vấn về chế độ ăn và loại thức ăn phù hợp.

Trên đây là những chia sẻ về nguyên tắc/cách phòng và chữa bệnh cho chim cảnh. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi mang lại sẽ giúp các bạn có thêm kinh nghiệm để nuôi dưỡng và chăm sóc chim quý của mình. Theo dõi website Thúy Tuấn để được cập nhật thêm nhiều bài viết hay hữu ích khác nữa nhé!

Cửa hàng Chim Cảnh và phụ kiện Thúy Tuấn

  • Địa chỉ: 27, Hàn Thuyên, Phường Phạm Đình Hổ, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội, Hà Nội, Vietnam

  • Hotline: 0903478099 (Mr. Tuấn) -  0906173686 (Mrs. Thúy)

  • Email: camchimthuytuan@gmail.com

  • Facebook: https://www.facebook.com/camchimthuytuan


 

Viết bình luận của bạn: